Trám răng không phải là phương cách để chấm dứt sâu răng vì
phòng ngừa sâu răng mới làm giảm được sâu răng. Còn khi để răng bị sâu
rồi mới chữa chỉ là đối phó vì lỗ sâu đã trám rồi chỉ là tạm thời làm
ngưng sâu răng, nếu không giữ gìn răng miệng sạch sẽ thì sâu răng sẽ tái
phát.
Chất trám tạm Eugenate
- Khi đến phòng nha khoa,
với những bệnh nhân có lổ sâu to, đáy ngà răng mềm gần tuỷ và có thể bị
đau, BS thường trám tạm bằng một chất trám tạm (temporary cement) đó là
chất ZnO (Oxid kẽm, Zinc oxide) có màu trắng trộn với Eugenol là một
tinh dầu có vị cay nồng. Chất trám nầy gọi là eugénate rất lâu cứng phải
chờ sau 1 giờ mới tạm cứng, nhưng vẫn còn mềm vì nó là trám tạm
(temporary filling) để lần sau BS tháo chất trám ra dễ dàng.
- Men
răng có độ cứng yếu sẽ bị sâu tái phát nhanh hơn, nhất là ở răng sữa ,
trẻ em, lổ sâu dù có trám rồi vẫn bị tiếp tục sâu nếu không theo dõi và
trám lại.
Đừng để răng bị đau nhức rồi mới đi chữa vì sâu
răng đến tủy sẽ làm viêm và chết tuỷ. Răng bị chết tủy phải chữa nội
nha, còn gọi là chữa tủy răng.
- Chữa nội nha là bít ống tủy
chân răng (Root canal treatment,endodontics) để răng không bị nhiễm
trùng nữa. Chữa nội nha tốn kém nhiều hơn trám răng thông thường, mất
nhiều thời gian hơn và những trường hợp khó phải có BS chuyên khoa mới
làm được (Endodontist, specialist).
|
Trám răng mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao |
- Nếu
răng sâu mà không chữa kịp để nhiễm trùng nặng ở gốc răng phải chữa nội
nha kèm theo phẫu thuật cắt chóp, nạo nang mới giữ được răng. Tro ng
trường hợp răng bể nhiều không bảo tồn được thì phải nhỗ bỏ đi. Răng mất
nhiều làm lệch lạc khớp cắn ảnh hưởng đến sức khoẻ, còn phải làm cầu
răng, hàm giả thì tốn kém nhiều tiền hơn.
Chất trám vĩnh viễn
- Trám răng
với chất trám amalgam tuy cổ điển nhưng rất bền, miếng trám là hỗn hống
của bạc(Ag 65% ) và thủy ngân dễ bị oxide hoá thành đen nên cần phải
đánh bóng miếng trám mới sáng bóng. Nếu không được nha sĩ giải thích
bệnh nhân thường lầm tưởng đây là chất trám chì, thật ra chì rất độc nên
không thể nào đưa vào miệng bệnh nhân được. Bệnh nhân khi được trám với
amalgam bạc trong miệng thì sau khi trám 6 giờ chất trám mới cứng 75% ,
phải sau 24 giờ độ cứng của miếng trám bạc mới đạt tối đa 100% và sau
khi trám 1 ngày mới đánh bóng được.
Nếu được trám tốt và giữ
gìn răng miệng kỷ lưởng chất trám amalgam có thể tồn tại trên 20 năm
trong miệng bệnh nhân. Trong khi đó chất trám thẩm mỹ bằng composite chỉ
có thể duy trì trong 5 năm, do đổi màu, bị mòn, bị co rút và bị bong ra
Hiện nay chưa có chất trám nào hàn chặc vào men và ngà răng, nếu có được đó là sự ước mơ của Ngành Nha Khoa:
-
Chất trám amalgam bạc gắn vào xoang là nhờ cách đào lỗ sâu (Xoang răng)
có ngàm hình đuôi én giống như ngàm của thợ mộc, nghĩa là miệng xoang
nhỏ hơn đáy răng. Như vậy miếng trám chỉ tựa sát vào thành xoang chứ
không dính, và khi bị bong ra miếng trám vẫn không bị sút
-
Chất trám composite dính vào men và ngà răng nhờ kỹ thuật dán . qua
trung gian một lớp keo dán gọi là ponding (adhesive gel). Lớp composite
được làm cứng (curing) bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh, thời gian để
trùng hợp từ 20 giây – 40 giây. Với thời gian chất trám composite sẽ co
lại không còn độ bám dính nữa và sẽ bong ra.
- Chất trám composite
được xem là thẩm mỹ vì nó hợp với màu của ngà răng, có độ bóng tốt,
nhưng với thời gian (từ 2-5 năm) chất trám sẽ đổi màu, mất độ cứng và độ
bóng dần dần.
- Khi trám một răng có lỗ sâu to, hoặc chữa tuỷ
trên một răng có phần thân còn lại quá yếu nhất là phải gắn thêm chốt
kim loại (post screw, pivot) để tăng cường độ bền vững thì việc trám
răng không đủ để cho răng chắc. Lúc đó BS nên khuyên bệnh nhân làm một
mão răng sứ (Porcelain crown) chụp lên để bảo tồn răng không bị vỡ.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét