Trám răng là một trong những kỹ thuật phổ biến trong nha
khoa nhằm phục hình cho răng một cách đơn giản và thẩm mỹ nhất. Tuy
nhiên, khi nào nên đi hàn trám và những lưu ý khi hàn răng là gì để đạt
được hiệu quả tối đa.
1. Lưu ý khi hàn răng tùy vào mức độ nào
Kỹ
thuật hàn răng chỉ đơn thuần là bổ sung phần mô răng bị mất, song miếng
hàn mô răng này cần phải được tạo hình cho giống với hình thể của răng
thật. Thao tác được thực hiện trực tiếp trên răng của người bệnh nên
tiến hành khá khó khăn, cần đến tay nghề cao của bác sỹ mới có thể tiến
hành một cách chuẩn xác nhất.
Tuy nhiên, dù trình độ của bác sỹ
giỏi đến đâu, dù đảo bảm được phục hình thẩm mỹ cho ngay cả những vết mẻ
lớn thì cũng rất khó để có thể tạo ra được độ bền và chắc chắn cho
miếng trám được. Với miếng trám cho vị trí răng cửa càng phức tạp hơn.
Vì vậy, cần có những
lưu ý khi hàn răng thật cụ thể cho từng mức độ răng cần trám để tránh thất bại khi hàn hoặc mối hàn không đảm bảo về sau.
– Trong hầu hết các trường hợp miếng
trám răng cửa
lớn đều nhanh chóng bong bật trong khi ăn nhai dù dùng lực không quá
lớn. Thông thường, chỉ khi răng bị mẻ ở mức độ nhỏ mới nên tính đến sử
dụng phương pháp hàn răng thẩm mỹ.
|
Hàn trám răng thường áp dụng ở mức độ tổn thương nhỏ |
– Trường hợp răng mẻ lớn thì
nên tính đến giải pháp khác để phục hình, không nên hàn lại vì miếng hàn
ban đầu dù đẹp đến mấy thì nguy cơ bị bật ra khỏi răng cũng rất cao.
Do đó, tùy từng trường hợp mà hàn trám răng sẽ được áp dụng một cách cụ thể nhất theo sự tư vấn của bác sĩ nha khoa.
2. Lưu ý khi hàn răng về việc lựa chọn chất liệu
Lưu ý khi hàn răng cửa
thì việc lựa chọn một vật liệu trám mang tính thẩm mỹ cao là rất cần
thiết. Trong số các loại chất liệu có thể sử dụng để hàn răng cửa,
composite được đánh giá là chất liệu thích hợp nhất để phục hồi răng
thẩm mỹ nhờ những đặc tính riêng của loại chất liệu này. Composite có
màu giống như màu răng nên khi hàn trên răng sẽ không bị nhận ra mối
hàn. Điều này thỏa mãn được yêu cầu rất tốt đối với việc phục hình răng
cửa phía trước.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm đáng nói kể
trên, composite cũng mang trong mình nó những nhược điểm không thể không
kể đến. Đó là sự bền chắc không cao, màu sắc không duy trì được lâu và
có thể gây ra mùi hôi miệng sau một thời gian. Bởi vậy, khi hàn răng bị
mẻ bằng composite cũng có nghĩa bạn phải chấp nhận việc phục hình hàn
răng cửa bị mẻ lại nhiều lần trong đời khi miếng trám bị bong hay xỉn
màu.
|
Composite hiện đang là chất liệu trám hàng đầu |
Trường hợp răng hàm bị sâu, vỡ thì tốt nhất nên sử dụng vật
liệu amalgam. Đây là loại vật liệu tuy không thẩm mỹ như composite nhưng
lại có độ bền chắc rất cao, thích hợp trám răng hàm – nơi chịu lực nhai
khá lớn.
3. Một số lưu ý sau khi hàn răng cần chú ý
Để giữ cho miếng trám bền chắc, bạn cần phải quan tâm tới một số
lưu ý khi hàn răng và sau khi hoàn tất sau đây:
– Tốt nhất, trước khi đến hàn răng, bạn nên đánh răng và súc miệng thật sạch để tiết kiệm thời gian.
–
Khi đang hàn răng, nếu có khó chịu hay vấn đề gì cần báo cho nha sĩ
biết bằng cách ra hiệu bằng tay để kịp thời điều chỉnh hoặc dừng lại.
–
Khi hàn răng xong, bạn sẽ không được ăn trong vòng 2 giờ để miếng trám
có thời gian đông đặc và khô cứng lại. Tuy nhiên, nếu đó là miếng trám
với đèn quang trùng hợp thì người bệnh có thể lập tức sử dụng ngay sau
khi bác sĩ cho phép.
– Sau khi về nhà, nếu có gì bất thường như có
phản ứng đau, nhức, sưng, chất trám cộm hay bong, bạn phải thông báo
ngay cho nha sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
– Ngoài ra, sau khi
trám răng xong
thì bạn cần phải lưu ý vệ sinh răng một cách cẩn thận. Cách tốt nhất là
hãy đánh răng 2 lần một ngày với kem có chứa flour, không nên xỉa răng
bằng tăm mà nên sử dụng chỉ nha khoa, súc miệng bằng nước sạch hoặc uống
nhiều lần nước trong ngày, đặc biệt là khi sử dụng những thực phẩm chứa
nhiều đường.
– Nên tránh ăn các đồ ăn quá cứng có thể làm hoặc dai tổn thương đến răng và vết trám.
– L
ưu ý khi hàn răng hoàn
tất là nên khám định kì tại các trung tâm nha khoa uy tín để đảm bảo
sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất, phát hiện và điều trị kịp thời
các bệnh lý phát sinh.